Sunday, August 1, 2010

Máy lọc nước công nghệ nano



Máy lọc nước công nghệ nano

Mức độ lọc của loại máy dùng công nghệ nano rất tinh và có khả năng khử khuẩn mạnh. Dù lọc nước rất sạch và có thể uống ngay, nó vẫn giữ nguyên chất khoáng và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể.
> Cấp máy 'xử lý nước biển thành nước ngọt' cho ngư dân
Sau khi lọc, nước nhiễm bẩn cũng đạt vô trùng 100%.
Máy lọc nước công nghệ nano Duet-5. Sau khi lọc, nước nhiễm bẩn cũng đạt vô trùng 100%. Ảnh: Kỳ Thọ.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hơn một nửa số căn bệnh của con người liên quan tới nước uống kém chất lượng. Trên trái đất không còn nơi nào có nước sạch tự nhiên để có thể uống được.

Nhiều dòng sông bị ô nhiễm do nước thải công nghiệp. Nước mưa chứa các chất thải khí hòa tan. Nước từ các hồ trên núi, hay suối chứa một lượng lớn các chất thải hữu cơ. Các nhà khoa học cho rằng, nước uống chất lượng cao sẽ kéo dài tuổi thọ con người lên 20-25 năm.

Điều đó cho thấy, việc lọc nước để có nước sạch, vô trùng dùng trong ăn uống là một vấn đề quan trọng hàng đầu và hàng ngày của từng người cũng như của cả xã hội và của mọi thế hệ.

Tuy nhiên, việc lọc nước phải đạt mục tiêu chất lượng nước sau lọc (máy lọc nước định dùng sẽ lọc được những chất gì trong nước bị nhiễm bẩn) và mức độ thuận tiện trong sử dụng, tính chất thân thiện với môi trường.

Thế nhưng, dùng chất liệu lọc như thế nào là tùy thuộc vào điều kiện sống và sự phát triển của khoa học kỹ thuật.

Những chất liệu lọc thô sơ như cát, sỏi, than củi chỉ giúp ta khử bỏ những chất bẩn thô, những hạt huyền phù và một phần nhỏ các hợp chất đã kết tủa như sắt, man-gan, còn chất độc hại hòa tan trong nước thì hầu như không lọc được.

Sau này, xuất hiện những chất liệu khác như gốm, than hoạt tính (tốt nhất là than dừa), chất liệu nhựa polypropylene, nhựa trao đổi ion... đã giúp cho việc lọc nước khá hơn nhiều. Tuy nhiên, nó mới chỉ dừng ở mức độ giữ lại các hạt chất bẩn có kích thước nhỏ, riêng chất bẩn vi sinh không được lọc tốt.

Do những hạn chế của các chất liệu lọc trên, đã xuất hiện phương pháp thẩm thấu ngược RO, làm sạch nước một cách tinh tế hơn. Đây là phương pháp của Mỹ dùng trong y học để cung cấp nước thực sự tinh khiết. Nước tinh khiết RO hoàn toàn không có vi trùng nhưng đồng thời cũng không có các khoáng chất, nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể con người.

Cuối thế kỷ 20, công nghệ nano phát triển mạnh mẽ, giúp tạo ra các vật liệu có các hạt hay màng có kích thước vài nanô (một nano bằng một phần tỷ mét). Nếu như than hoạt tính (một dạng cácbon) dùng trong công nghiệp lọc nước có kích thước vài micron, thì kích thước hạt của cácbon nano nhỏ hơn hàng nghìn lần hạt than hoạt tính.

Do vậy, khả năng lọc nước của các vật liệu nano thật tuyệt vời. Mức độ lọc của các máy này rất tinh, lọc được các hạt bẩn nhỏ vài nano, khả năng khử khuẩn rất mạnh. Hơn thế nữa, dù lọc nước rất sạch và có thể uống ngay nhưng nó vẫn giữ nguyên những chất khoáng và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể.

Đây là một trong những ưu việt do bản chất của vật liệu nano mới có mà các chất liệu lọc khác không có được. Sản xuất các chất liệu nano dùng trong lọc nước đòi hỏi phải sạch và có đặc điểm lọc nước không nhờ phản ứng hóa học.

Hiện tại, thâm nhập vào thị trường Việt Nam là hai dòng sản phẩm máy lọc nước nano công nghệ của Nga và sản suất tại Nga. Máy lọc nước Magistr dùng chất liệu hạt nano USVR không những lọc các chất kim loại nặng, khử khuẩn, mà có các máy chuyên dụng khử asen (thạch tín) rất tốt ngay cả khi nguồn nước sinh hoạt nhiễm asen ở nồng độ đạt tới 0,2-0,25 mg một lít.

Dòng máy lọc nước Duet, Solo sử dụng loại chất liệu nano màng AquaVallis với tốc độ lọc 120-500 lít mỗi giờ. Các máy lọc nước này không chỉ lọc các chất bẩn vô cơ, hữu cơ mà nó còn có khả năng lọc nước bị nhiễm bẩn vi sinh ở mức cao đạt sạch 100% vô trùng.

Những dòng máy này do Công ty Sunny-Eco (Công ty Công nghệ Sinh thái Ánh Dương) ở Hà Nội nhập khẩu (Điện thoại: 04 62929478; Email: sunny-eco@hotmail.com). Chính các nhà khoa học Nga sáng chế đã mang sang Việt Nam và giới thiệu sản phẩm này tại thủ đô hồi tháng 3 vừa qua.

http://www.vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/Ky-thuat-moi/2008/11/3BA08492/

Wednesday, July 28, 2010

Dung dịch Clo làm sạch hồ bơi như thế nào?

Dung dịch Clo làm sạch hồ bơi như thế nào?
Cập nhật lúc 13h48' ngày 27/07/2010

* Bản in
* Gửi cho bạn bè
* Phản hồi

Xem thêm: khám phá, hồ bơi, diệt khuẩn, clo, hóa học

Khi đến các hồ bơi, ta thường nghe mùi hắc rất đặc trưng của khí clo. Như vậy dung dịch clo hòa trong các bể bơi có tác dụng ra sao?

Khí clo lần đầu tiên được phát hiện bởi nhà hóa học Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele vào năm 1774. Ngày nay, clo là một trong những hóa chất sản xuất nhiều nhất trên thế giới với sự ứng dụng vào vô số các sản phẩm. Clo liên quan chặt chẽ đến nhiều ngành công nghiệp ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày của con người.

Người ta thường sản xuất ra clo bằng cách điện phân nước muối natri clorua (NaCl). Khí clo thu được sẽ được sử dụng để tạo ra các hợp chất clo khác được sử dụng để khử trùng, tẩy trắng, sản xuất chất dẻo và các sản phẩm liên quan.

Trong các hồ bơi, clo dùng để khử nước hồ khỏi các vi khuẩn có thể nguy hại cho con người. Clo diệt vi khuẩn qua một phản ứng hóa học khá đơn giản. Dung dịch clo khi hòa vào trong nước sẽ phân hủy thành axit hypoclorơ (HOCl) và ion hypoclorit (OCl-). Cả hai chất này giết chết các vi sinh vật và vi khuẩn bằng cách tấn công vào lớp lipid của thành tế bào rồi phá hủy các enzym và các cấu trúc bên trong tế bào khiến chúng bị ôxi hóa, trở nên vô hại. Sự khác biệt giữa HOCl và OCl- là tốc độ ôxi hóa của chúng. Axit hypoclorơ có khả năng ôxi hóa các vi sinh vật chỉ trong vài giây, trong khi các ion hypoclorit có thể mất đến 30 phút.

Hoạt tính của HOCl và OCl- thay đổi theo độ pH của hồ bơi. Nếu độ pH quá cao, không đủ lượng HOCl trong hồ bơi thì quá trình làm sạch có thể mất nhiều thời gian hơn bình thường. Độ pH lý tưởng nhất trong hồ bơi khoảng giữa 7 – 8 mà 7,4 là lý tưởng nhất vì đây cũng chính là độ pH trong nước mắt con người.

Sau khi HOCl và OCl- đã hoàn tất quá trình làm sạch các hồ bơi, chúng sẽ kết hợp với hóa chất khác, như một hợp chất có nitơ hay amoniắc hoặc chia thành các nguyên tử đơn và mất hoạt tính. Ánh sáng mặt trời cũng góp phần làm tăng tốc độ các quá trình này. Chính vì thế, người ta cần phải tiếp tục thêm clo vào hồ bơi để quá trình làm sạch diễn ra liên tục. Ngoài ra, clo còn có vị trí quan trọng trong công nghệ xử lý nước uống khử các vi khuẩn và tảo trong nước bẩn, làm thuốc tẩy trắng quần áo và đồ dùng.

Tuy nhiên, bên cạnh đặc tính khử vi khuẩn rất hữu ích của clo, nó cũng có một số tác dụng phụ có thể gây phiền nhiễu cho con người thậm chí có thể gây nguy hiểm. Clo có mùi rất đặc biệt khá khó chịu thậm chí với nồng độ cao gây khó thở. Ngoài ra, clo còn có thể gây kích ứng cho một số loại da gây ngứa, rát. Các ion hypoclorit làm cho nhiều loại vải bạc màu và sờn nhanh chóng nếu không gột sạch ngay sau khi rời khỏi hồ bơi.

Chính vì vậy, ngày nay, một số công ty đã phát triển một số loại hóa chất khác để thay thế cho clo. Tuy nhiên, cho đến nay clo vẫn là giải pháp tối ưu cho việc khử trùng, tẩy trắng với hiệu quả cao và giá rẻ.
Theo Báo Đất Việt
http://www.khoahoc.com.vn/khampha/kham-pha/28683_Dung-dich-Clo-lam-sach-ho-boi-nhu-the-nao.aspx

Sunday, July 18, 2010

Chất polyme siêu hấp thụ nước

Chất polyme siêu hấp thụ nước
2008-11-17

Trường Văn xin mời quý vị theo dõi câu chuyện về vật liệu polyme siêu hấp thụ nước hay còn gọi là chất polyme đẳng trương, do Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Khôi và các cộng sự viên của Viện Hoá Học (Viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam) chế tạo.

Photo courtesy Vietnamnet

Vật liệu siêu hấp thụ nước do VINAGAMMA chế tạo. Courtesy Vietnamnet

Để chống sa mạc hoá và phủ xanh đồi trọc tại những vùng đất khô cằn, ít mưa, thuộc các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận (Miền Nam Trung Bộ) nhiều loại cây chịu hạn đã được du nhập từ nước ngoài vào gieo trồng tại đây, chẳng hạn như cây soan chịu hạn được lấy giống từ các nước Châu Phi, hay cây xương rồng Nopal được mang về từ Mexico.

Việc giữ độ ẩm cho cát để cây có thể sống và phát triển là một điều cần thiết. Ngoài ra, đối với các loại cây trồng khác, việc có đủ nước cho cây có thể đâm hoa kết trái cũng là mối quan tâm hàng đầu của nông dân.

Ngoài ra, tại những biển ở các tỉnh Miền Trung, nơi có nạn cát bay lấn dần đồng ruộng, những rừng phi lao được trồng trên các dải cát dài song song với bờ biển để chận đứng việc chuyển dịch của cát.

Tuy nhiên, muốn thành công trong việc trồng các dải chắn bằng phi lao này, việc giữ độ ẩm cho cát để cây có thể sống và phát triển là một điều cần thiết.

Ngoài ra, đối với các loại cây trồng khác, việc có đủ nước cho cây có thể đâm hoa kết trái cũng là mối quan tâm hàng đầu của nông dân.
Nguyên lý căn bản

Đề cấp đến chất polyme siêu hấp thụ nước, TS Nguyễn Văn Khôi, Trưởng nhóm nghiên cứu Phòng Vật Liệu Polyme (Viện Hoá Học Việt Nam), cho biết :

- Cái này nói chung là nó xuất phát từ thực tế khi mình thấy tài liệu người ta nói nó hiệu quả vì về vấn đề hạn hán thì ở đâu người ta cũng thấy thế và mình thấy thế thì mình cũng làm thôi.

TS Nguyễn Văn Khôi giải thích về nguyên lý căn bản áp dụng cho việc chế tạo chất polyme siêu hấp thụ nước:

- Cái này nó giống như agar, thạch, rau câu đấy, thế thì bây giờ mình chỉ thả vào nước thì nó sẽ trương ra như thế. Thực ra agar với thạch nó rất ít chất mà đa phần là nước, nên về nguyên lý thì cái này cũng thế, nhưng agar và thạch thì đắt còn cái này thì rẻ, đưa vào đất thì nó giữ nước như thế cuối cùng nó sẽ tự phân huỷ theo thời gian.

Về nguyên lý thì nó như thế nhưng mà nó khác ở chỗ là cái này phân huỷ tốt ở trong đất và nó bền, nó tự nhiên hút nước được. Bón cho các loại đất thì nó chịu được các loại đất, còn agar với thạch thì lại khác vì nó chỉ hút nước thôi. Nhưng cái này vào đất thì nó phù hợp với đất vì nó phân huỷ sinh học.

Thật ra agar với tinh bột thì cũng một dòng họ, bây giờ mình làm thế nào biến cái mô hình của cái này sang kiểu như là thạch thì nó trương lên. Ý tưởng nó đơn giản là như thế.
Từ tinh bột sắn (Khoai mì)

Chất liệu chính để chế polyme siêu hấp thụ nước là tinh bột vốn có nhiều ở Việt Nam mà lại rẻ tiền, như là bột sắn (khoai mì) chẳng hạn:

Tinh bột thì coi như là nguyên liệu trong nước rồi, nhưng còn một số hoá chất cơ bản thì phải nhập vì tinh bột không thì không thể nào làm được. Mình chuyển từ tinh bột sang thì nó tốt và giá thành nó rẻ, khoảng 25 nghìn đến 30 nghìn một ký.

- Tinh bột thì coi như là nguyên liệu trong nước rồi, nhưng còn một số hoá chất cơ bản thì phải nhập vì tinh bột không thì không thể nào làm được. Mình chuyển từ tinh bột sang thì nó tốt và giá thành nó rẻ, khoảng 25 nghìn đến 30 nghìn một ký. Đấy, đơn giản mình hiểu nó là như thế.

Tiến sĩ Khôi trình bày về tác dụng của chất polyme hấp thụ nước đối với cây trồng:

- Ý thì có thể là chống được sa mạc hoá, tôi nghĩ như thế. Cát mà nắng xuống thì không có nước, cái này chôn xuống cùng lúc trồng cây thì khả năng sống của cây là rất lớn. Cây lớn rồi, cây sẽ phủ bóng mát thì đất sẽ không bị bay hơi nước đi. Đấy, nó liên quan là như vậy.

Lúc đầu cái quan trọng nhất là mình trồng cây trên cát có chất này thì cái khả năng sống của cây sẽ lớn hơn nhiều, và khi mà nó sống thì nó sẽ chống được sa mạc hoá. Vậy phải chọn loại cây nào rất là khoẻ và cộng thêm nhiều công thức khác nhau cho mỗi loại cây thì mình có thể chống lại được sa mạc hoá như ở những vùng Ninh Thuận và Bình Thuận thì rất là cần và người ta mua rất là nhiều.

Người ta trồng rừng ở đấy rồi; trồng cây trên cát cũng làm rồi. Một hecta người ta chỉ cần có một lượng rất ít thôi ạ, khoảng 20 cân là đủ.
Áp dụng trong nông nghiệp

Ngoài việc áp dụng chất polyme siêu hấp thụ nước hay còn gọi là chất polyme đẳng trương trong việc trồng các loại cây ở vùng khô hạn, ở các đồi cát, như phi lao, cây soan chịu hạn, v.v. chất này còn được dùng trong việc trồng các loại cây nông công nghiệp khác.

Giáo sư Nguyễn Thơ chuyên về nông nghiệp, nguyên là Tổng Giám Đốc Tổng Công Ty Bông Vải Việt Nam, cho biết :

- Chất polyme đẳng trương này áp dụng trên cây bông vải, rồi áp dụng trên cây nho, áp dụng trên cây hồ tiêu, trên cây bắp lai, rồi áp dụng trên cây cà phê. Nói chung là nó có mấy tác dụng, nếu như mà dùng cái này trong mùa khô thì nó có thể tiết kiệm được 4-5 lần tưới trong một vụ, đó là một.

Ngoài việc áp dụng chất polyme siêu hấp thụ nước hay còn gọi là chất polyme đẳng trương trong việc trồng các loại cây ở vùng khô hạn, ở các đồi cát, như phi lao, cây soan chịu hạn, v.v. chất này còn được dùng trong việc trồng các loại cây nông công nghiệp khác.

Cái thứ hai nữa là năng suất nó cao hơn so với lại không bón cái này. Cái đấy là cái rất là rõ. Và cái thứ ba nữa là chất này không làm hư đất, năm nào cũng bón -ví dụ như thế- thì nó sẽ cải tạo được cấu tượng của đất tốt hơn.

Theo tôi, tôi cho rằng đây là một hợp chất rất là tốt để mà tăng năng suất cây trồng và đồng thời nó giúp cho cây trồng chống hạn, và nhất là cái thời điểm hiện nay thời tiết nó thay đổi, rồi việc hạn hán này kia nó vẫn cứ tiếp diễn thì tôi cho rằng cái hợp chất này rất tốt.

Một cái điều hiển nhiên này, thật ra mà nói chất polyme đẳng trương này thì thế giới nó có từ lâu rồi, nhưng mà nếu như nhập từ nước ngoài vào thì nó đắt gấp nhiều lần so với lại cái của anh Khôi sản xuất ra trong nước.

Giáo sư Nguyễn Thơ giải thích thêm về cách sử dụng chất polyme siêu hấp thụ nước :

- Đem bón thẳng vào đất. Một hecta như thế là, nếu như cây trồng ngắn ngày thì bón chừng khoảng 20-30 ký một hecta, còn nếu như là cây dài ngày thì bón khoảng 40 ký cho một hecta. Như vậy là số lượng bón thì rất là ít. Để cho nó dễ đều thì chúng tôi trộn vào với cát để nó phân tán ra, rải cho nó tốt. Cái thứ hai nữa là nếu không thì cách tốt nhất là trộn vào với phân hữu cơ thì như vậy là chất này phát huy được rất là tốt.
Còn xa lạ với nông dân

Tiến sĩ Nguyễn Văn Khôi cho biết trở ngại lớn nhất hiện nay cho việc sản xuất chất polyme siêu hấp thụ nước là chưa tuyên truyền phổ biến được sâu rộng trong nông dân để người dân quen dùng và từ đó có thể sản xuất nhiêù hơn nữa để giảm giá thành sản phẩm:

Đứng về phương diện nhà nước thì cũng nên có cái đầu tư vào ở chỗ này để giúp anh Khôi có thể sản xuất rộng ra, nhất là áp dụng cho những vùng bán khô hạn đấy. Tôi cho rằng cái này là rất tốt, rất là triển vọng.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Khôi

- Người dân người ta chưa biết nhiều tại vì là làm từng bước một. Khi mà mình làm tốt rồi và người này khác có nhu cầu thì các doanh nghiệp người ta sẽ đầu tư cái còn lại. Có nhiều chính sách, thí dụ nếu làm sản xuất nhỏ mà không được hỗ trợ thì mọi chuyện sẽ rất là khó, tại vì nếu mình bán 1 triệu tấn nó khác với bán một nghìn tấn, bán khoảng vài tấn thì giá thành nó sẽ phải đội lên cho nên như thế thì nhiều khi cần phải được hỗ trợ để đến với nông dân thì giá mới rẻ được.

Cũng như là mồi lửa, người ta làm được thì người khác sẽ nhìn thấy, đấy là như thế ạ, chứ không phải là vì giá thành. Nếu sản xuất với lượng nhỏ thì giá thành sẽ cao hơn, nếu mà sản xuất một lượng lớn thì giá thành sẽ thấp đi.

Giáo sư Nguyễn Thơ cũng đồng ý với nhận xét của Tiến sĩ Nguyễn Văn Khôi:

- Về vấn đề đầu tư để sản xuất cái này thì tôi cũng đương tuyên truyền cho một số các doanh nghiệp là nên mua cái công nghệ này để rồi họ tự đầu tư sản xuất để mà phát triển nó rộng ra. Cái thứ hai nữa là tôi nghĩ rằng đứng về phương diện nhà nước thì cũng nên có cái đầu tư vào ở chỗ này để giúp anh Khôi có thể sản xuất rộng ra, nhất là áp dụng cho những vùng bán khô hạn đấy. Tôi cho rằng cái này là rất tốt, rất là triển vọng.

Tuy nhiên, có một điều là người ta biết về vấn đề này nó còn ít, thành thử cái đấy sắp đến nên có sự phổ biến rộng ra hơn nữa.

Mục Sáng Kiến & Đời Sống tuần này xin tạm ngừng tại đây. Hẹn gặp lại quý vị trong chương trình kỳ tới trên làn sống của Đài Á Châu Tự Do. Trường Văn chào tạm biệt quý vị.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/InitiativeAndLife/creating-water-absorbing-polymer-for-use-in-agriculture-11172008171231.html

Saturday, July 17, 2010

Ống hút cung cấp nước sạch

Ống hút cung cấp nước sạch

Các vi khuẩn nguy hiểm trong nước bị tiêu diệt khi đi qua "ống hút của sự sống" - Vestergaard Frandsen S.A.
TTO - Ống hút có tên "ống hút của sự sống" (Lifestraw) được công ty Vestergaard Frandsen của Mỹ chế tạo. Ống hút đặc biệt này đang được kỳ vọng sẽ là dụng cụ có khả năng cung cấp nước sạch cho hàng triệu người trên thế giới.

Ống hút có nguyên lý hoạt động như một ống hút bình thường. Người sử dụng chỉ việc cho ống ngập trong nguồn nước và hút. Khi nước đi qua một màng diệt khuẩn nằm trong thân ống, vi trùng gây hại sẽ bị tiêu diệt.

Ống hút có độ bền trên một năm hay có thể lọc 700 lít nước. Giá thành hiện nay của ống hút sự sống vào khoảng 3,50 USD.

Phát minh này của Vestergaard Frandsen đã được bình chọn là phát minh của năm (2005). Nó kỳ vọng sẽ giúp diệt trừ các bệnh liên quan đến vấn đề nước bẩn tồn tại rất lâu ở các nước châu Phi và châu Á.

Ống hút được thiết kế để sử dụng trong những điều kiện khắc nghiệt nhất. Nó không cần bảo trì hay bất cứ nguồn năng lượng nào ngoại trừ sức hút từ miệng của con người. Ống hút vẫn đang được tiếp tục hoàn thiện tuy nhiên Vestergaard Frandsen cho biết nó đã sẵn sàng để được đưa vào sử dụng rộng rãi.

Hiện tại Vestergaard Frandsen đang tập trung nỗ lực để phân phát những ống hút này đến các vùng cần nó nhất như Pakistan, Uganda.
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Khoa-hoc-moi-truong/138752/Ong-hut-cung-cap-nuoc-sach.html

Tại Đà Nẵng, 4 giáo viên Việt Nam và 2 sinh viên Pháp vừa cho chạy thử xe máy bằng hỗn hợp 25% xăng và 75%... nước

Tại Đà Nẵng, 4 giáo viên Việt Nam và 2 sinh viên Pháp vừa cho chạy thử xe máy bằng hỗn hợp 25% xăng và 75%... nước! Trong suốt đoạn đường dài 4 km gần chân đèo Hải Vân, xe vẫn chạy tốt.

Ngày 12/7, tin từ Trường Cao đẳng Công nghệ (Đại học Đà Nẵng) cho hay, 4 giáo viên của xưởng động lực thuộc Khoa Cơ khí của nhà trường là Trần Lực Sỹ, Đỗ Phú Bá, Nguyễn Lê Châu Thành và Lê Minh Tiến cùng hai sinh viên Pháp là Fabien Chancel và Thiboud Revil-Baud Ary vừa nghiên cứu cải tạo và thử nghiệm thành công xe máy chạy bằng hỗn hợp nhiên liệu xăng và nước!

Xe máy được lựa chọn cải tạo để sử dụng hỗn hợp nhiên liệu đặc biệt này là Suzuki 125.

Ngày 10/7, chiếc xe đã khởi động và chạy trên đoạn đường 4km từ trường Cao đẳng Công nghệ đến chân đèo Hải Vân. Kết quả cho thấy, động cơ hoạt động tốt ở chế độ tải nhỏ với hỗn hợp 25% xăng và 75% nước.

Để khởi động, động cơ phải được chạy nóng bằng xăng. Sau khi hệ thống nhiên liệu hỗn hợp xăng - nước đạt được nhiệt độ quy định (khoảng 5 phút), khoá xăng và cho hệ thống nhiên liệu hỗn hợp xăng - nước hoạt động. Khi đó, một phần khí xả được hồi lưu sục vào bình chứa nước pha xăng làm bốc hơi nước và xăng. Hơi nước, hơi xăng và khí xả được đưa vào bình phản ứng chuyển hoá thành khí đốt đưa qua các van tiết lưu chân không cấp cho động cơ hoạt động.


Nhập mô tả vào đây

Sơ đồ nguyên lý hệ thống nhiên liệu hỗn hợp xăng - nước trên động cơ xe máy Suzuki 125

Ưu điểm của xe máy chạy bằng hỗn hợp nhiên liệu xăng - nước là giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí cho người sử dụng. Đồng thời tăng tuổi thọ động cơ do nhiên liệu cấp vào động cơ ở dạng khí, nên không có lớp màng mỏng trên ống nạp cũng như trên vách xy-lanh.

Hiện nhóm nghiên cứu đang tiếp tục tìm phương án chuyển hoá hơi nước và xăng tốt hơn nữa để đáp ứng cho động cơ hoạt động ở tải trung bình và tải lớn. Đồng thời, cải tiến một số thiết bị như tăng độ nhạy của các van tiết lưu chân không, đản bảo hệ thống gọn nhẹ và thẩm mỹ. Trong tương lai, xe máy chạy xăng pha nước còn được thử nghiệm trên băng thử để đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.

Dự kiến đến cuối tháng 8/2007, công trình sẽ được công bố chính thức và nhóm tác giả nghiên cứu sẽ thực hiện chuyến thử nghiệm qua các tỉnh, thành miền Trung.
http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Da-Nang-Xe-may-chay-bang-25-xang-va-75-nuoc/20717504/192/

Sản xuất nước tương sạch không phải dùng axít clohydric

Ngày 10/7, tại TP.HCM, Viện Công nghệ và Đào tạo TP.HCM đã giới thiệu công nghệ mới: Sản xuất nước tương sạch không phải dùng axít clohydric. Công nghệ này đã chuyển giao cho một doanh nghiệp.
Thi truong bat dau co nuoc tuong sach

GS. Chu Phạm Ngọc Sơn (trái), và ông Nguyễn Chí Nguyện - Tổng thư ký Hội Lượng thực Thực phẩm TP.HCM, đang thử nước tương sạch đã được sản xuất đại trà. (Ảnh: H.Cát)
Sắp tới, thị trường sẽ có nước tương sạch như mong đợi. Nước tương sẽ được sản xuất từ công nghệ lên men kết hợp với thuỷ phân không phải bằng axít clohydirc (HCL) mà bằng các axit như axít axetic (như giấm), axít citric (tương tự chanh) hay axit lactic có trong yaourt.

Công nghệ sản xuất nước tương sạch và an toàn này đã được công bố vào ngày 10/9 tại Hội Nhà báo TP.HCM.

Công nghệ mới do Viện Công nghệ và Đào tạo TP.HCM nghiên cứu và đã chuyển giao cho một số cơ sở sản xuất nước tương, trong đó có một công ty TNHH Chế biến Nước chấm ở Long An.

Ông Phan Bảo Tâm, đại diện của công ty nói trên, cho biết, bằng công nghệ mới, nhiều mẫu xét nghiệm của những lô hàng khác nhau, đều có kết quả khả quan, đạt tiêu chuẩn Việt Nam về 3-MCPD.

Đồng thời nước tương vẫn có mùi vị thơm ngon, tương đối gần gũi và phù hợp với thị hiếu tiêu dùng đã có hàng trăm năm của đại bộ phận người Việt Nam.

Trước đây, các doanh nghiệp sản xuất nước tương chủ yếu sử dụng phương pháp thuỷ phân nguyên liệu (bánh dầu) bằng axít HCl. Do đó, chất clor trong axít có thể phản ứng với chất béo tạo ra 3-MCPD, một chất có nguy cơ gây ung thư.

Theo ThS. Đỗ Việt Hà, Viện Phát triển Công nghệ và Đào tạo TPHCM, về mặt chuyên môn, công nghệ sản xuất mới này trong công đoạn thuỷ phân đạm có đến hơn 70% áp dụng lên men.

Sau đó là bước xử lý tạo mùi và thuỷ phân phần nguyên liệu còn lại bằng nhiều loại axít khác được tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (Food and Agriculture Organization of United Nations - FAO) chấp nhận. Tùy theo bí quyết mùi vị, mỗi doanh nghiệp có thể chọn axít axetic có trong giấm, axít citric có trong chanh hay axít lactic có trong yaourt....

Công nghệ mới này hoàn toàn không dùng axít HCl nên cho dù nguyên liệu hoàn toàn mua ở trong nước, không cần nhập bánh dầu chỉ có 1% chất béo, nước tương được sản xuất ra cũng không chứa hàm lượng 3-MCPD vượt mức cho phép.

Giá thành của các loại nước tương sản xuất bằng công nghệ mới có thể đội lên 15% so với sản xuất bằng công nghệ cũ.
http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Thi-truong-bat-dau-co-nuoc-tuong-sach/20716535/192/

Xăng tự chế, giá dưới 8.000 đồng/lít… Một sáng chế mới?




Xăng tự chế, giá dưới 8.000 đồng/lít… Một sáng chế mới?
Cập nhật lúc 08h24' ngày 09/08/2006

* Bản in
* Gửi cho bạn bè
* Phản hồi

Xem thêm: xang tu che, gia duoi 8.000 dong/lit… mot sang che moi?

Chỉ với 2 gam enzyme do kỹ sư Lê Ngọc Khánh tìm ra, có thể tạo ra một loại xăng tự chế không thua xăng A92 mà giá thành chỉ có 7.250 đ/lít. Kỹ sư Lê Ngọc Khánh rao bán công nghệ chế tạo loại "xăng tự chế" nói trên với giá 6 triệu USD.

Kỹ sư Lê Ngọc Khánh đang pha chế loại nhiên liệu mới để chạy thử xe
Kỹ sư Lê Ngọc Khánh đang pha chế loại nhiên liệu mới để chạy thử xe
Từ 10 năm nay, Kỹ sư Lê Ngọc Khánh đã theo đuổi nghiên cứu nói trên.

Để giảm giá xăng dầu, trên thế giới và ở Việt Nam đã có những nghiên cứu và ứng dụng pha trộn cồn vào xăng. Tuy nhiên, để pha trộn được cồn vào xăng, người ta phải dùng cồn khan có độ tinh khiết từ 99% trở lên.

Nhược điểm của phương pháp này là giá cồn khan đắt (trên 40.000 đồng/lít). Còn nếu dùng riêng lẻ, cồn có chỉ số kích nổ cao (130) nên không thể dùng làm nhiên liệu để chạy máy các loại.. (chỉ số octan thường được hiểu là thông số định lượng xác định tính chất chống cháy kich nổ của xăng).

Trong khi đó, một loại phụ phẩm khác của ngành dầu khí, vốn có nhiều ở Việt Nam là condensat (Nhà máy Dinh Cố - Vũng Tàu thải ra gần 1 triệu lít/ngày) lại có chỉ số octan thấp (60-64) nên cũng không thể dùng làm nhiên liệu.

Trước thực tế trên, Kỹ sư Lê Ngọc Khánh đã nghiên cứu tìm ra và tuyển chọn được một loại enzyme đặc biệt có thể chuyển hóa cồn công nghiệp (độ tinh khiết 96%) thành một hổn hợp, gọi là aleston. Đem aleston trộn với xăng A92 theo tỷ lệ 50:50, tác giả thu được một loại “xăng” mà tác giả gọi là “xăng C95”.

Qua đo đạc bước đầu tại một số phòng kiểm nghiệm trong nước, “xăng C95” có chỉ số octan là 101,2 (so với xăng A92 có chỉ số Octan là 92).

“Xăng C95” có thể sử dụng giống như xăng A92, lại tiết kiệm hơn. 1 lít xăng A92 chỉ chạy được 120 km nhưng xăng C95 có thể cho phép xe vượt quảng đường 120 km. Còn mức độ ô nhiễm môi trường của “xăng C95” giảm xuống gần 5 lần so với xăng A92.

Theo tính toán của Kỹ sư Lê Ngọc Khánh, giá thành cho ra một lít xăng C95 chỉ vào khoảng 7.250 đồng/lít.

Loại enzyme đặc biệt có thể chuyển hóa cồn công nghiệp thành aleston để pha với xăng hiện được giữ kín.

Theo tiết lộ của Kỹ sư Lê Ngọc Khánh, đó là một chủng vi sinh vật được tuyển chọn trong số loài vi sinh vật có ở Việt Nam. Sau đó, Kỹ sư Lê Ngọc Khánh đã dùng phương pháp ly tâm để làm vở màng tế bào của chủng vi sinh vật. Tiếp theo, qua một loạt quá trình sinh hóa, tác giả thu được enzyme có độ tinh khiết cao.

Loại nhiên liệu mới thay thế xăng đã được pha chế xong.
Loại nhiên liệu mới thay thế xăng đã được pha chế xong.
Trong quá trình thí nghiệm, ở nhiệt độ 28-320C, chỉ với 2 gam enzyme nói trên đã phân giải được hoàn toàn lượng cồn 100 lít thành aleston trong thời gian 10 giờ.

Tương tự, trong quá trình nghiên cứu, Kỹ sư Lê Ngọc Khánh cũng đã tìm ra một chất được ông đặt tên là OBK-5 (OBK, viết tắt từ Oil Reduction, Khánh).

Với OBK-5, nhà nghiên cứu công bố, đã nâng được chỉ số octan của condensat nguyên chất từ 60-64 đơn vị lên 83-96 đơn vị, tức là tương đương chỉ số octan của xăng A83 hoặc A92. Chỉ cần pha khoảng 2% OBK-5 vào condensat thì có thế biến condensat thành một loại xăng mới tương tự như xăng A92.

Theo tính toán của Kỹ sư Lê Ngọc Khánh, nếu giá 1 lít condensat là 12,2 cent (khoảng 2.000 đồng) thì giá thành để chuyển hóa condensat thành loại xăng mới, tương đương với xăng A 83 hoặc A92) chỉ vào khoảng 4.500 đồng/lít.

Giá thành này bao gồm chi phí 1.000 đồng để mua chất OBK-5 và 1.500 đồng nữa cho các chi phí cần thiết khác!

Kỹ sư Lê Ngọc Khánh năm nay 66 tuổi. Từng công tác tại Viện Công nghệ Hóa học thuộc Phân viện Khoa học và Công nghệ tại TPHCM (trực thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia, nay là Viện Khoa học-Công nghệ Quốc Gia) từ năm 1967-2002.

Nghiên cứu của ông về loại nhiên liệu mới nói trên đã bắt đầu từ 1996.

Vào cuối năm 2005, Viện Di truyền Nông nghiệp đã ra Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu gốm 17 thành viên để xét nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu sản xuất loại nhiên liệu mới theo công nghệ cao, dùng chạy động cơ nổ, ô tô và xe máy thay thế 50% xăng” của Kỹ sư Lê Ngọc Khánh.

Từ khi về hưu, ông mở một Trung tâm hoạt động trong lĩnh vực khoa học -công nghệ tại đường Nguyễn Hồng Đào, Phường 14, Tân Bình - TPHCM.

Kỹ sư Lê Ngọc Khánh hiện đang rao bán công nghệ mới để tạo ra loại "xăng tự chế" nói trên với giá 6 triệu USD!

Một số hình ảnh về sáng chế của Kỹ sư Lê Ngọc Khánh:

Chiếc xe máy cũ kỹ này được dùng để thử nghiệm loại nhiên liệu mới.
Chiếc xe máy cũ kỹ này được dùng để thử nghiệm loại nhiên liệu mới.

Người sáng chế, nhằm đảm bảo tính trung thực, ngay trước mặt phóng viên, ông đã tháo nhiên liệu có sẵn trong thùng xăng ra.
Người sáng chế, nhằm đảm bảo tính trung thực, ngay trước mặt phóng viên,
ông đã tháo nhiên liệu có sẵn trong thùng xăng ra.

Ông pha chế các loại hỗn hợp với nhau theo tỉ lệ 50/50 rồi lắc đều.
Ông pha chế các loại hỗn hợp với nhau theo tỉ lệ 50/50 rồi lắc đều.

Đổ vào bình xăng của chiếc xe được dùng làm thí nghiệm.
Ông đổ vào bình xăng của chiếc xe được dùng làm thí nghiệm.

Ông nổ máy và lên ga chạy dọc đường phố.
Ông nổ máy và lên ga chạy dọc đường phố.
http://www.khoahoc.com.vn/congnghemoi/phat-minh/7629_Xang-tu-che-gia-duoi-8-000-dong-lit-Mot-sang-che-moi.aspx

Thử nghiệm thành công xe chở rác bằng gas



Thử nghiệm thành công xe chở rác bằng gas
Cập nhật lúc 05h45' ngày 11/01/2006

* Bản in
* Gửi cho bạn bè
* Phản hồi

Xem thêm: thu nghiem thanh cong xe cho rac bang gas

Sau gần hai năm nghiên cứu và thiết kế chế tạo, ngày 10-1, kỹ sư Lê Minh Hải và các cộng sự của ông tại Công ty THHH dịch vụ khí Đồng Minh (TP Vũng Tàu) đã đưa vào thử nghiệm thành công môtô ba bánh chở rác thải bằng gas.

Ưu điểm của loại xe này là an toàn cao, không gây ô nhiễm môi trường, phục vụ tốt việc thu gom rác thải trong các khu dân cư và vận chuyển trên đường phố để ra các trạm trung chuyển rác. Tùy theo nhu cầu tải của thùng rác, giá thành của một xe loại này 30-40 triệu đồng.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Viết Long - giám đốc Công ty Quản lý công trình đô thị Vũng Tàu - cho biết thời gian tới công ty sẽ đề nghị các ngành chức năng cho phép công ty lập đề án chuyển đổi 400 môtô chở rác thủ công chạy bằng xăng sang gas.

NGỌC LUẬN
http://www.khoahoc.com.vn/congnghemoi/phat-minh/2757_Thu-nghiem-thanh-cong-xe-cho-rac-bang-gas.aspx

Anh Nguyễn Văn Khách, 46 tuổi,

Máy tưới bán tự động do nông dân tự chế
Cập nhật lúc 03h55' ngày 28/11/2005

* Bản in
* Gửi cho bạn bè
* Phản hồi

Xem thêm: may tuoi ban tu dong do nong dan tu che

Một nông dân tại tỉnh Đồng Tháp đã tự chế tạo chiếc máy phun nước bán tự động với các ưu điểm: khi phun làn nước rải đều (thay mưa), giảm được nhân công, nhanh và ít tốn nhiên liệu.

Anh Nguyễn Văn Khách, 46 tuổi, nông dân xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, đã bỏ ra nhiều thời gian nghiên cứu, tự thiết kế và chế tạo thành công chiếc máy phun tưới nước bán tự động đưa vào sử dụng tại vườn nhà… Máy phun tưới nước bán tự động của anh Khách gắn trên một chiếc chẹt (phà nhỏ) chỉ một người điều khiển, hoạt động nhờ một động cơ loại F5, F7, NT80, NT85 hoặc D12…

Tùy theo đường kính ống dẫn nước loại 4 hay 5 phân, một dàn láp đầu bò có 2 đường ống dẫn nước, hai cây “tăng đưa” để dịch chuyển 2 vòi phun theo ý muốn và bộ phận vòi phun như hình tam giác, miệng vòi dài khoảng 2 tấc, rộng 6 đến 8 ly, từ cây “tăng đưa” để điều chỉnh độ nghiêng của vòi nước phun, tạo nên áp lực đẩy để chiếc thuyền tự động di chuyển tới. Máy phun nước này rất thích hợp cho vườn cây có nhiều mương liếp. Vốn đầu tư cho một máy phun nước bán tự động là 7,5 triệu đồng.

Anh Khách cho biết: “Trước đây với 1,6 ha vườn trồng quýt hồng, khâu chăm sóc tưới nước vất vả, mỗi lần tưới nước cho cây bằng máy Kohler với 4 người và bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 15 giờ chiều mới xong. Từ khi dùng máy tưới này, tôi đã rút ngắn thời gian cho toàn bộ diện tích vườn cho quýt, chỉ một người sử dụng trong 2 giờ rưỡi là tưới xong. Mỗi năm tiết kiệm được 15 triệu đồng trong việc tưới cây”.
http://www.khoahoc.com.vn/congnghemoi/phat-minh/1660_May-tuoi-ban-tu-dong-do-nong-dan-tu-che.aspx

Máy bơm nước đạp chân

Máy bơm nước đạp chân
Cập nhật lúc 06h11' ngày 05/11/2005

* Bản in
* Gửi cho bạn bè
* Phản hồi

Xem thêm: may bom nuoc dap chan

Hạn hán đã làm hàng nghìn ha lúa hoa màu ở các tỉnh miền Trung khô héo. Các loại gàu, guồng, máy bơm trở nên bất lực. Đúng lúc này, Nguyễn Tất Hải, một nông dân tại Quỳ Hợp, Nghệ An, tung ra thị trường chiếc máy bơm nước đạp chân hiệu suất lớn. Ngay lập tức, máy bán chạy như tôm tươi.

Năm 1996, ông Hải từ giã binh nghiệp về quê (xã Đồng Hợp, Quỳ Hợp, Nghệ An). Xứ miền trung cát trắng, gió Lào cộng với cái nắng gay gắt như đổ lửa vào mùa nóng, người khát, ruộng nương, trâu bò cũng thiếu nước. Vợ con ông Hải canh tác có 6 sào ruộng dọc khe suối nhưng cũng "mướt" mồ hôi còng lưng tát nước. "Những loại máy bơm hiện đại nông dân chúng tôi không có tiền mua, quê tôi còn hẻo lánh, điện lưới quốc gia chưa đến được. Các loại máy bơm của Trung Quốc giá rẻ hơn nhưng tốn xăng. Bởi vậy, bao đời nay, nông dân quen với cái gầu sòng..." - ông Hải cho biết.

Thiếu nước tưới nên mấy sào lúa của nhà ông cũng như bao hộ trong xã Đồng Hợp còi cọc. Năm nào được mùa, nhà ông chỉ thu được 2,7 tạ lúa. Nếu mất mùa thì không tránh khỏi cái đói. Thương vợ con, ông nghĩ đến chuyện chế tạo ra một cái máy bơm nước không cần đến điện, cũng chẳng tốn xăng.

Ông nhớ đến cuốn Thuật phát minh sáng chế Angôrit của Asule (Liên Xô cũ) và cuốn Khoa học lao động của Taylor ông mua được từ ngày còn trong quân ngũ. Ông hì hục đọc sách, rồi nghiên cứu các bài toán về năng suất cấp nước, lực, kết cấu máy, vật liệu, tiện nghi, trọng lượng máy... để có thể chế tạo được một cái máy bơm nước hoàn thiện.

Ông cho biết: "Tôi đã tham khảo chiếc máy bơm nước đạp chân Bangladesh do Viện lúa quốc tế IRRI giới thiệu vào Việt Nam. Tuy nhiên chiếc máy này hao tốn sức lực. Nhũng người to khỏe mới thao tác được máy bơm, còn những người nhỏ bé như tôi chỉ có thể đứng nhìn. Năng suất bơm của chiếc máy này cũng chỉ giới hạn ở mức 6m3/giờ, chưa đáp ứng đủ yêu cầu cấp nước sản xuất ở vùng miền núi".

Phân tích, so sánh, cải tạo, cuối năm 2000, chiếc máy bơm nước đạp chân của ông Hải ra đời với năng suất cấp nước lý tưởng 15 m3/giờ. Tuy nhiên, nó cồng kềnh, nặng nề, chỉ phù hợp với địa hình của ruộng nhà ông. Mong muốn có một cái máy bơm phù hợp với tất cả các loại địa hình, mọi người đều có thể sử dụng được, dễ vận chuyển, tiện lợi, ông nghiên cứu tiếp.

Đầu tiên, ông nghĩ tới việc cải tạo lại hệ thống đòn bẩy. Hì hục làm, cuối cùng ông phát hiện ra cách đưa hai hệ thống đòn bẩy kép vào cấu trúc bơm làm giảm lực tác động lên máy. "Chỉ cần một lực tác động hơn 8 kg là máy có thể hoạt động được. Một đứa trẻ học cấp 1 cũng có thể giúp bố mẹ tát nước" - ông giải thích.

Giảm được công lao động, ông lại nghĩ đến việc thiết kế chỗ ngồi để một học sinh có thể vừa học bài, vừa bơm nước. Ông tiết lộ: "Trên đỉnh cọc treo ròng rọc, tôi gắn một giá gỗ làm nơi vịn tay cho người ngồi bơm nước đồng thời làm chỗ đặt sách cho học sinh ôn bài khi vận hành máy".

Sửa chữa, cải tạo, mất gần bốn năm, máy bơm nước đạp chân do ông Hải thiết kế cũng hoàn thiện. Phương tiện để sản xuất ra máy bơm chỉ gói gọn trong một túi xách (8,5 kg), có thể vận chuyển đến bất cứ địa hình nào, năng suất bằng 8 người tát gầu sòng và gấp đôi máy bơm công suất 370 kW của Trung Quốc, mà giá thành chỉ có 300.000 đồng/máy.

Không cần quảng cáo rùm beng, ngay lập tức, chiếc máy bơm nước của ông được người dân Đồng Hợp biết đến. Họ là những khách hàng đầu tiên đến đặt mua máy bơm nước của ông. Vậy là ông đặt luôn cho máy bơm nước của mình cái tên "máy bơm nước Đồng Hợp".

Ông khẳng định chắc nịch: "Máy bơm nước Đồng Hợp có thể phổ biến rộng rãi cho người trồng lúa ở những vùng có điều kiện địa lý đồi núi chia cắt như ở quê tôi. Tôi đang cố gắng để chiếc máy bơm này thế chỗ những máy bơm nước do Bangladesh sản xuất".
http://www.khoahoc.com.vn/congnghemoi/phat-minh/938_May-bom-nuoc-dap-chan.aspx